Saturday, March 29, 2014

Những mẹo giúp tăng danh số bán hàng online

Thay các cụm từ “của bạn” thành “của tôi”, dùng nhiều màu cam và không sử dụng quảng cáo quá 90 giây có thể khiến website của bạn ăn nên làm ra.
Nếu đang điều hành một website thương mại điện tử, bạn hoàn toàn có thể tăng doanh số chỉ bằng một vài thao tác nhỏ. Dane Atkinson là nhà sáng lập SumAll, một công ty tại Manhattan (Mỹ) chuyên phân tích dữ liệu cho hơn 150.000 khách hàng, trong đó có Starbucks, Sony, HBO hay Harvard. Dựa trên dữ liệu SumAll thu thập được, Atkinson rút ra 10 mẹo sau đây, giúp bạn có thể tăng tới 60% doanh số.
1. Chú ý màu sắc
online-5784-1395810239.jpg
Những nút bấm màu cam sẽ kích thích người mua hàng. Ảnh: Shutterstock
Màu sắc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích người mua, đặc biệt là màu cam. Lý do cho việc này vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, Atkinson cho rằng, đó một phần là vì các trang mua sắm trực tuyến như Amazon hay eBay có quá nhiều nút màu cam đến mức chúng trở nên quen thuộc với mọi người.
2. Dùng từ “của tôi” thay vì “của bạn”
Atkinson cho biết các cụm từ như “Bắt đầu đợt dùng thử của tôi ngay bây giờ” sẽ được click nhiều hơn là “Bắt đầu đợt dùng thử của bạn ngay bây giờ”. Từ “của tôi” cho mọi người cảm giác đó đã là vật sở hữu của họ. Vì thế, hãy khẳng định điều này ngay từ đầu.
3. Giúp người dùng nhìn ra ngay từ “miễn phí”
Nếu dịch vụ của bạn là miễn phí, hãy bổ sung các dòng thông báo “100% miễn phí” hay “Bắt đầu dùng miễn phí” ở chỗ dễ nhìn nhất. Khi SumAll thêm dòng chữ “100% miễn phí” lên ngay đầu website, doanh số của họ đã tăng 18%.
4. Tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng
Khi yêu cầu khách hàng điền email, hãy đảm bảo bạn khiến họ tin tưởng việc này chỉ mình bạn biết. “Chúng tôi không bao giờ bán thông tin của khách. Chúng tôi cũng ghét thư rác lắm chứ”, Atkinson cho biết.
5. Sử dụng các cụm từ tích cực
Đừng bao giờ đặt tên thao tác đó là “Nộp đơn”. Nó chẳng có tính mô tả hay khuyến khích nào cả. Thay vào đó, hãy gọi kiểu như “Truy cập ngay bây giờ”.
6. Chú ý giao diện website
Trên trang chủ, bạn hãy đặt ảnh và video bên trái, còn những khẩu hiệu khuyến khích hành động ở bên phải. “Người phương Tây có thói quen đọc từ trái sang phải. Vì thế, mẹo này tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn”. Tại SumAll, việc này đã làm tăng lượng khách hàng lên 5%.
7. Cá nhân hóa những sản phẩm gợi ý
Sử dụng các biểu tượng gợi ý như “sản phẩm mới”, “lựa chọn của cửa hàng” hay “dành riêng cho bạn” để khuyến khích khách hàng móc hầu bao.
8. Hãy thận trọng trong việc sử dụng video
“Sử dụng video là con dao hai lưỡi”, Atkinson cho biết. Một số video càng sửa đổi nhiều lại càng ít hút khách, nhất là những cái quá dài. Sau 90 giây, khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu chán nản và bỏ đi nơi khác.
9. Liên tục kiểm tra hiệu quả của các biện pháp
Kể cả những thứ cơ bản như slogan (khẩu hiệu) của công ty cũng nên được đánh giá lại thường xuyên. Khi SumAll thay đổi slogan của hãng từ “Công cụ theo dõi tốt nhất thế giới” sang cái thân thiện hơn là “Mang cả truyền thông xã hội đến cho bạn”, doanh số bán hàng của họ đã tăng thêm 60%.

Tại sao bạn thành công, tôi lại thất bại


Dịch vụ giao hàng nở rộ

Theo Báo Người Lao Động
Dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền hiện đang nở nồi nhanh chóng cùng xu hướng bán lẻ qua mạng và bộ phận người tiêu dùng ngồi nhà ngày càng đông.
Dù hầu hết các điểm bán đều miễn phí giao hàng tận nhà cho khách nhưng họ vẫn phải trả phí cho các công ty giao nhận nên dịch vụ “miễn phí” này đang là miếng bánh hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.

Dự báo số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền sẽ tăng lên trong thời gian tới Ảnh: HỒNG THÚY
Trăm mối về giao nhận
Đang tạm nghỉ việc ở nhà, chị Trần Hồng Yến (ngụ quận 9, TP HCM) thử tài kinh doanh bằng việc bán đặc sản miền Trung qua mạng. Nguồn hàng được lấy từ người nhà trồng ở quê giá rẻ, chất lượng nên được bạn bè, đồng hương ở TP HCM mua ủng hộ. Bán online không tốn chi phí mặt bằng nhưng chị lại mệt mỏi vụ giao hàng.
Tự làm không xong vì không có sức chạy rông ngoài đường, thuê xe ôm thì phí quá cao, đến 30.000 đồng/đơn hàng nên “ăn” hết phần lãi; còn tăng giá thì mất ưu thế, khó cạnh tranh. Đang tính nghỉ thì chị Yến tìm được một công ty giao hàng chuyên nghiệp. Dùng gói dịch vụ tiết kiệm, chi phí chỉ mất 10.000-20.000 đồng/đơn hàng, công ty tới tận nhà lấy hàng, khi giao thu tiền của khách và chuyển khoản về nên chị yên tâm buôn bán.
Còn bà Lê Hoàng Uyên Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Chọn (chon.vn), đại diện online của khoảng 200 nhãn hàng thời trang, cho biết khâu giao hàng đã có đối tác lo vì muốn tập trung vào việc chọn lọc hàng hóa, quản trị website. “Các công ty giao nhận chuyên nghiệp xây dựng được mạng lưới rộng nên chi phí trên đơn hàng thấp hơn”- bà Vy phân tích.
Theo tìm hiểu, các nhà bán lẻ quy mô như siêu thị, với lượng đơn hàng cần giao trong ngày lớn, có nơi tổ chức đội quân giao hàng nhưng cũng có siêu thị (Big C chẳng hạn) giao việc này cho công ty chuyên nghiệp.
Qua khảo sát của một công ty giao nhận, nhu cầu cho dịch vụ này mỗi ngày tại TP HCM không dưới 300.000 lượt, là mảng kinh doanh đầy tiềm năng trong khi các công ty chuyển phát truyền thống chưa coi trọng phân khúc này.
Nở nồi
Để bảo đảm chất lượng dịch vụ, mới đây Công ty CP Đầu tư Thương mại và Chuyển phát nhanh F1 (giaohangnhanh.vn) chuyên lo phần giao hàng cho các nhà bán lẻ lớn như Big C, FPT shop, Foci, chodientu.vn… vừa tạm ngưng nhận khách hàng mới trong tháng 3 tại TP HCM. Hiện công ty đang thông báo tuyển nhân viên giao nhận khắp 63 tỉnh/ thành để đào tạo, xây dựng hạ tầng mở rộng hoạt động trên toàn quốc. Đầu năm 2014, một CEO có tiếng của “làng” điện máy đã về đầu quân cho giaohangnhanh.vn, doanh nghiệp được sáng lập bởi ông Lương Duy Hoài, từng là phó giám đốc cung ứng của Thế giới Di động và cộng sự.
Ông Trần Thiện Trung, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Tâm Điểm, cho biết tháng 5-2013, ông bắt đầu khởi động dự án giaohangso1.vn chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền chỉ với 5 nhân sự, đến nay đã lên con số 60 người. Không tiết lộ về doanh thu nhưng ông Trung xác nhận hiện đang làm theo dạng cuốn chiếu và phát triển nhân sự theo nhu cầu của khách hàng chứ không có kinh phí để đầu tư đón đầu thị trường.
Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử, hiện trên thị trường TP HCM chỉ có một vài công ty giao nhận bảo đảm được độ phủ và thời gian vận chuyển hợp lý nên tiềm năng thị trường còn rất lớn với chi phí giao nhận chiếm đến 6%-10% giá trị đơn hàng. Trong khi đó, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, bộ phận người tiêu dùng “ngồi nhà” sẽ càng tăng cùng với sự gia tăng của bán lẻ trên mạng sẽ thúc đẩy thêm sự phát triển của dịch vụ giao nhận.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có mặt các nhà chuyển phát hàng đầu thế giới như Fedex, DHL, TNT, UPS… chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường và dự báo số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Quản lý chưa theo kịp phát triển
Hoạt động “chuyển phát hàng hóa đến tay người nhận” được xếp vào dịch vụ bưu chính và đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (phải có giấy phép bưu chính hoặc thông báo hoạt động bưu chính…). Theo Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, trên thị trường kinh doanh dịch vụ bưu chính hiện có 285 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có 79 doanh nghiệp được chính thức cấp phép, các doanh nghiệp còn lại chưa đủ điều kiện hoặc không đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn có một bộ phận không nhỏ loại hình kinh doanh kết hợp với các hãng xe vận tải.

Thursday, March 20, 2014

LAST (Viết tắt của các từ “Listen” – lắng nghe, “Apologize” – xin lỗi, “Solve” – giải quyết vấn đề và “Thank” – cảm ơn)

Lắng nghe
Hãy sử dụng trang web xã hội để lắng nghe những lời than phiền của khách hàng được gửi đến cho doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hãy tìm tên của doanh nghiệp trên Twitter và chủ động kiểm tra Facebook hay trang nhật ký điện tử của doanh nghiệp cũng như bất cứ diễn đàn trực tuyến nào khác mà doanh nghiệp đang tham gia. Hãy để ý đến tất cả những địa chỉ trực tuyến khác mà khách hàng có thể nói về doanh nghiệp ở đó, từ đó kiểm soát mọi than phiền của khách hàng và giải quyết chúng.
Xin lỗi
Theo Kerpen, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp “tỏa sáng”. Kerpen khuyên doanh nghiệp hãy xem lời than phiền của khách hàng như một cơ hội để thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc phản hồi và xử lý các yêu cầu của họ. Ai cũng có thể phạm lỗi và khách hàng cũng hiểu điều đó. Điều mà họ thật sự muốn nhìn thấy được là việc doanh nghiệp thật sự muốn khắc phục sai lầm của mình khi điều đó xảy ra. Việc ai sai, ai đúng không quan trọng mà điều có ý nghĩa hơn chính là cảm giác của khách hàng.
Vì vậy, hãy sẵn sàng nói “xin lỗi” (nếu dùng tiếng Anh thì nên dùng “I’m sorry” vì câu này nghe gần gũi và mang tính cá nhân hơn là “I apologize” hoặc “Our apologies”), sau đó thể hiện sự đồng cảm với khách hàng (hiểu được vì sao khách hàng nổi giận) và đưa ra cách giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách riêng tư. Cách làm này sẽ giúp cho tình hình trở nên bớt căng thẳng và nghiêm trọng, đồng thời thể hiện rằng doanh nghiệp đang thật sự quan tâm đến khách hàng.
Chẳng hạn, nếu một khách hàng tên X. than phiền trên trang nhật ký điện tử hay Facebook của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể phản hồi như sau: “Tôi rất xin lỗi ông X. vì ông đã gặp phải sự cố như vậy. Tôi hiểu điều này quả là rất tồi tệ. Chúng tôi đã gửi riêng cho ông một tin nhắn/ thư điện tử để giúp ông giải quyết vấn đề này”.
Giải quyết vấn đề
Việc xin lỗi khách hàng sẽ không có ý nghĩa gì nếu doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề cho họ. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được văn hóa hướng đến khách hàng và cố gắng giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng, trong bất cứ tình huống nào. Có thể khắc phục các sự cố bằng nhiều cách khác nhau như hoàn tiền cho khách hàng, thay thế sản phẩm mới, tặng thêm nhiều chương trình ưu đãi khác… Kerpen nhắc doanh nghiệp rằng dù cho khắc phục sự cố bằng bất cứ hình thức nào thì cũng phải làm cho đến khi khách hàng hài lòng mới thôi.
Cảm ơn khách hàng
Nên xem lời than phiền của khách hàng là một món quà tặng. Đó là cơ hội để doanh nghiệp giải quyết vấn đề, tìm ra cách cải thiện hoạt động và thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Do vậy, nên cảm ơn những khách hàng đã nói ra các vấn đề vướng mắc hay bức xúc. Cách hành xử như thế không chỉ chứng minh được sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng mà còn có thể làm cho họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp sau này.