Sunday, November 2, 2014

Bài học từ Lazada.vn "Con gà và quả trứng"

Gần đây, thương mại điện tử trong thị trường Việt Nam gần như đã bị các ông trùm lớn có số vốn khổng lồ chiếm lấy. Lazada.vn một tập đoàn bán lẻ online của Đức đang chiếm thị phần lớn và trở nên đình đám. Lang thang trên mạng để tìm hiểu nó và đưa ra bài học "Con gà và quả trứng" từ công ty này.

Con gà và quả trứng!


Nếu bạn muốn xây dựng một dịch online bạn sẽ không thể nào thoát khỏi "Con gà và quả trứng". Có lần tôi hỏi một leader của tôi về việc thành lặp một diễn đàn thành công. Ông ấy trả lời "Em phải giải quyết bài toán gà sinh ra trước hay trứng sinh ra trước. Sau đó nâng dần từng level lên. Sự tồn tại của diễn đàn là một vòng xoay quanh chúng".

Một diễn đàn online để có nhiều người vào bạn phải có những bài viết hay, có ích. Nhưng để có những bài viết hay có ích lại phải cần nhiều người tham gia để viết bài. Thế là bạn đã đi vào vòng lẫn quẫn "Bài viết" và "Số người tham gia".

Lazada.vn những ngày đầu.


Lazada.vn những ngày đầu là một website bán hàng online hỗn loạn. Sẳn sàng upload những sản phẩm có khi không có cũng có khi những sản phẩm không chất lượng. Mục đích để người dùng vào xem những sản phẩm mà người dùng thích không quan đến bán hàng nhiều. Từ những số liệu người dùng ấy đã đưa Lazada.vn lựa chọn những sản phẩm ăn khách để tiến hành đầu tư. Nói cách khác là hình thức thăm dò thị trường và thu hút lượng xem của trang. Vậy là Lazada.vn đã chọn sinh ra cái trứng trước nhỉ.

Zalora.vn


Cũng là thành viên của Lazada.vn nhưng buôn bán các sản phẩm thời trang. Nếu tính về tuổi đời thì Zalora.vn thấp bé hơn đàn anh của nó nhưng nó lại được Lazada.vn đẩy mạnh lên để dò đường. Vì mặt hàng thời trang là mặt hàng dễ thâm nhập vào thị trường bán hàng online tại việt nam. Đây cũng là cái trứng của Lazada.vn (theo tôi là vậy).

Sunday, July 6, 2014

Khởi nghiệp, những điều nên tránh

Kế hoạch kinh doanh không phù hợp với thực tế, chi tiêu vượt ngân sách, chọn sai đối tượng khách hàng… là những rủi ro mà người mới bắt đầu khởi nghiệp hay gặp phải.

Chọn sai lĩnh vực kinh doanh
Bạn nên chọn lĩnh vực mà mình quan tâm. Khi lập doanh nghiệp riêng, có nghĩa là bạn dồn hết thời gian lẫn công sức cho công việc này. Do vậy, việc bắt đầu khởi nghiệp chính là thời điểm phản ánh rõ nét nhất sở thích cũng như kỹ năng trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Nếu dành thời gian cho công việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, rủi ro về sự thất bại là rất lớn.
Lên kế hoạch quá nhiều
Lập kế hoạch là một điều tốt. Điều này có thể giúp bạn vạch ra những bước cần thực hiện để tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều kế hoạch cũng như dự định, có thể khiến dự án xa rời thực tế, không thể tạo ra lợi nhuận. Bạn nên lập ra một bản kế hoạch và đưa ra một tiến trình thực thi cụ thể, sau đó vận dụng chúng ngay vào thực tế.
Không quan tâm đến tiếp thị
Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không thể trông chờ vào mỗi cách này.
Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.
Thờ ơ đối tượng khách hàng mục tiêu
Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến. Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.
Thụ động trong việc kiếm tiền
Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.
Làm việc một mình
Ngay cả khi bạn đang là chủ sở hữu và vẫn có ý định duy trì điều này, thì bạn cũng không nên làm việc một mình. Bạn cần lắng nghe và tiếp thu những lời góp ý có giá trị từ người khác vì đây là cách tốt để hoàn thiện chính bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia các hội nhóm thương mại hay các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp vì nơi đây có thể giúp bạn chia sẻ các ý tưởng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Chọn đối tác sai
Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn có khả năng thành công cao hơn.
Thuê nhân viên trước khi đạt doanh thu ổn định
Các doanh nghiệp mới thường thuê nhân viên với mong đợi công việc kinh doanh trong tương lai trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra áp lực về tài chính cho công ty và khi đó nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển về sau. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi nguồn doanh thu công ty ổn định thì mới nghĩ đến việc tuyển ứng viên phù hợp.
Chi tiêu vượt ngân sách
Khi nghĩ đến việc khởi nghiệp, chắc hẳn là bạn có chuẩn bị từ trước một số vốn ban đầu, có thể là từ tiền tiết kiệm hay do các nhà đầu tư khác góp vốn. Nếu chi vượt mức doanh thu, doanh nghiệp của bạn có nguy cơ phá sản. Do vậy, dù quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, bạn hãy nhớ lập kế hoạch chi tiêu khôn ngoan để phí phát sinh kỳ vọng thấp hơn doanh thu.
Không đưa cảm xúc vào công việc kinh doanh
Khi đưa cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Do đó, bạn hãy giữ bình tĩnh để đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với hoàn cảnh bạn phải đối mặt.
Mai Phương (Theo eHow) từ Tinkinhdoanh.com.vn

Bắt người bận rộn phải xem tin quảng cáo của bạn !


Saturday, July 5, 2014

3 cạm bẩy đốt rụi ý tưởng kinh doanh của bạn

Nếu bạn là một người đam mê kiếm tiền và luôn mong muốn gầy dựng được một công việc kinh doanh to lớn, thì bạn phải luôn nằm lòng 3 cạm bẫy hàng đầu mà chỉ cần bạn phạm phải sẽ đốt ra tro mọi nỗ lực gây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo của bạn.

3 cạm bẫy hàng đầu đốt rụi mọi ý tưởng kinh doanh độc đáo

3 cạm bẫy hay còn gọi là 3 giá trị cốt lõi hàng đầu để kinh doanh thành công sẽ giúp bạn thăng hoa trong việc kinh doanh miễn là bạn luôn trung thành với những tôn chỉ này. Ngoài ra chúng còn giúp bạn loại bỏ những đối thủ xấu, những người kinh doanh bẩn để đưa bạn lên cao hơn trong giới kinh doanh.

3 cạm bẫy hàng đầu đốt rụi mọi ý tưởng kinh doanh độc đáo
3 cạm bẫy bạn chắc chắn phải tránh khi thực hiện một ý tưởng kinh doanh độc đáo

Cạm bẫy thứ nhất: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo với một sản phẩm kém chất lượng!

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy quá quen thuộc và thừa thải với cạm bẫy này. Bạn sẽ ngay lập tức nghĩ rằng “sản phẩm luôn chất lượng” là dĩ nhiên và bạn luôn nằm lòng điều này chắc như đinh đóng cột. Nếu điều đó đúng và bạn luôn giữ được tâm niệm này đi liền với ý tưởng kinh doanh độc đáo của mình, tiền sẽ luôn mở lòng với bạn.

3 cạm bẫy hàng đầu đốt rụi mọi ý tưởng kinh doanh độc đáo
Sản phẩm phải luôn đảm bảo chất lượng, ít nhất phải là hàng thật!

Thế nhưng, tiền bạc có quyền lực riêng của nó! Có rất nhiều người kinh doanh chỉ vì bị lợi nhuận làm lu mờ lý trí trong phút chốc mà quên mất “lời thề năm xưa” của mình và đã mang đến cho người dùng những sản phẩm kém chất lượng đến tệ hại. Bạn có thể tự an ủi rằng khách hàng không biết đâu, chuẩn thế kia mà; nhưng bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng khách hàng rất nhạy cảm vì không nhà đánh giá nào khắt khe bằng người dùng cả! Đến lúc đấy thì chắc chắn là bạn sẽ bị thiệt hại nặng nề về tiền của và danh tiếng, nặng đến mức nếu không đủ vững tâm, bạn sẽ dừng cuộc chơi tiền bạc ngay lập tức.

Vì vậy, đừng bao giờ bán cho khách hàng sản phẩm kém chất lượng, nếu lỡ bán rồi thì hãy dám nhận lỗi và có nghị lực để sửa chữa! Và hãy nhớ đừng coi thường sức hút tiền bạc, nếu một ngày nó làm mờ mắt bạn, hãy luôn nhớ về “lời thề năm xưa”!

Cạm bẫy thứ hai: Ý tưởng kinh doanh của bạn không có khách hàng trong đó

Rất rất rất nhiều người kinh doanh ngày ngày bán thứ họ có chứ không bán thứ khách hàng cần! 3 thứ họ quan tâm nhất là “lợi nhuận trên một sản phẩm, lợi nhuận trên một sản phẩm và lợi nhuận trên một sản phẩm”. Họ nghĩ rằng khách hàng phải mua hàng của họ vì hàng của họ chất lượng, chế độ chăm sóc của họ tốt rồi, thậm chí là vì cửa hàng của họ khang trang và đẹp đẽ hơn. Nhưng thật ra khách hàng lại chẳng quan tâm đến những điều đó. Ý tưởng kinh doanh độc đáo của bạn có gặp vấn đề như vậy không?

Bạn cần nhớ rằng nhu cầu của khách hàng mỗi lĩnh vực, mỗi phân khúc rất khác nhau, chưa kể là mỗi cá nhân. Nếu bạn không rõ khách hàng mình cần gì, bạn không thể kinh doanh được, đúng hơn là không cạnh tranh lại đối thủ. Hãy ĐẶT MÌNH vào vị trí khách hàng bằng cách “dành một ngày thẩn thơ suy nghĩ về lúc mình đi mua hàng, tâm trạng mình như thế nào; hoặc quan sát khách hàng lúc mua hàng của mình hoặc liều hơn là cứ hỏi thẳng họ”.

3 cạm bẫy hàng đầu đốt rụi mọi ý tưởng kinh doanh độc đáo
Kinh doanh hãy xuất phát từ khách hàng!

Nếu bạn có nhiều khách hàng nhắn tin cảm ơn hoặc khen ngợi thì đó là dấu hiệu bạn đang làm đúng và hãy dùng đó làm động lực để tìm thêm giá trị để cho đi, chứ đừng dừng lại ở vị trí hiện tại nếu bạn muốn thành công. Và một điều nhắn nhủ thêm cho bạn: “Bạn không thể có mọi khách hàng, bạn chỉ nên sở hữu những khách hàng trung thành liên tục quay vòng mua hàng của bạn thôi!”

Cạm bẫy cuối cùng: Trì hoãn xây dựng một hệ thống kinh doanh nghĩa là bạn đang ngừng “chơi”!

Đây là một việc khó! Hoàn toàn không dễ dàng gì khi bắt đầu ý tưởng xây dựng một hệ thống kinh doanh độc đáo và hoàn chỉnh có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Điều cản trở lớn nhất không phải là số vốn bạn có mà do chính tầm nhìn trong kinh doanh sẽ hạn chế bạn.

Nếu bạn chỉ đơn thuần nghĩ về một cửa hàng nhỏ, có khách ra vô liên tục, bạn bán được hàng, kiếm được tiền, tháng nào cũng rủng rỉnh; bạn sẽ thấy cuộc đời thật tươi đẹp và kinh doanh thật dễ dàng. Bạn đùa à? Bạn không đơn độc đâu! ĐỐI THỦ của bạn đang ở bên bạn đấy, nếu bạn không sẵn sàng tiến xa hơn, thì những ngày tháng ngày tươi đẹp sẽ lùi xa bạn. Kinh doanh cần một hệ thống, nếu không có hệ thống, bạn chết chắc, chết chắc và chết chắc!

3 cạm bẫy hàng đầu đốt rụi mọi ý tưởng kinh doanh độc đáo
Không có hệ thống, nguy cơ thất bại trong kinh doanh rất cao

Vì vậy nếu đã kinh doanh một cửa hàng tốt rồi, hãy mở thành hai, ba, bốn. Nếu mới bắt đầu mộtý tưởng kinh doanh độc đáo cũng hãy nghĩ đến cách làm sao mở ra một hệ thống lớn chứ không phải một cửa hàng. Vì hệ thống thì bền vững, hệ thống có thể tự vận hành khi không có bạn và hệ thống là thứ mà người giàu buộc phải có!

Friday, June 6, 2014

Bạn vẫn chưa muộn cho cuộc đời bạn


10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

Được copy từ https://duongtrongtan.wordpress.com/2014/05/21/10-dieu-ghi-nho-de-lam-linh-cho-ra-tro/

Ra hiệu sách bạn thấy sách dạy làm sếp đầy rẫy. Thực ra sách bạn nên đọc đầu tiên là sách dạy làm lính. Nhưng thật đáng tiếc là bạn chẳng thể tìm nổi một cuốn nào
như thế cả. Thế mới đểu!


Vậy nên hãy đọc mấy gạch đầu dòng dưới đây để thực hành đạo làm lính và sẽ thấy cuộc sống của lính vui cũng chẳng kém làm sếp. Bắt đầu nhé:
1. Làm lính là để phục vụ sếp
Bạn có thể đọc được trên vài trang web dặn dò là quan hệ sếp-lính là bình đẳng. Đôi khi bạn lại nghe được đâu đó rỉ tai nhau là “ở đây có văn hóa công ty rất dân chủ”. Toàn bọn xúi đểu đấy! Chẳng bao giờ có chuyện ấy đâu, và nếu có biểu hiện như thế thì cũng có khi là sếp đang phỉnh bạn đấy, đừng có dại mà tin. Nhắc lại nhé: làm lính là để phục vụ sếp.
2. Làm lính tức là làm thay cho sếp
Có khi bạn tự hỏi “sao sếp chẳng mó tay vào việc gì thế?”. Ơ hay chửa, thế nếu sếp mà phải mó tay vào thì lính để làm gì? Cho nên nếu mà bạn còn hỏi câu đó thì tức là có khi không nên có bạn ở đó nữa, tức là chẳng còn việc gì cho bạn làm nữa, nên ra chỗ khác. Logic không?
3. Làm lính tức là chịu khó nâng đỡ sếp
Ý mình là bạn phải làm cho sếp thăng tiến. Sếp không thăng thì bạn cũng đừng hòng mà yên trí vào công việc của mình hoặc cũng đừng hòng tiến bộ. Bạn biết câu “thần thiêng nhờ bộ hạ chứ”? Sếp cần bạn để thăng. Và bạn cũng cần sếp để tiến. Bạn biết thêm câu này không: ‘tiền bối là tiền đồ”. Sẽ thật hãm tài nếu như phải làm việc với một ông sếp cứ ngồi yên một chỗ. Mà đẩy ông ấy đi thì khó lắm. Bởi vậy phải đẩy ông ấy lên để mình còn rộng đường. Chịu khó nâng sếp lên, tiện dăm ba đường.
4. Phải làm bộ nhớ cho sếp
Sếp ơi sắp có khách, sếp ơi sắp deadline, sếp ơi sắp họp … Nói chung là phải nhớ thay cho sếp. Đừng có dại gì mà để sếp phải nhớ, nhục lắm đấy. Bạn sẽ không thích những ông sếp việc gì cũng đòi nhớ đâu, thật đấy!
Ps. Dĩ nhiên là phải nhớ cả phần việc của mình, không thì gay to.
5. Đừng có dại mà chửi sếp ngu
Có mấy người quẫn chí cứ sểnh ra là chửi sếp ngu với lại sếp dốt. Bạn thử nhìn xem mấy người đó có thành đạt không? Cá là không đâu. Sếp có thể ngu cái chỗ bạn khôn, nhưng lại khôn chỗ bạn ngu cực kì, mà cái chỗ ấy mới quan trọng. Thế nên cứ yên trí là sếp anh minh, sếp sáng suốt. Thêm nữa, sếp mà ngu thì bạn lãnh đủ, vừa phải nghĩ thay sếp (vì bạn khôn mà lị), vừa phải làm thay sếp (vì sếp ngu mà lị). Bạn mà làm không ra gì, nghĩ không ra gì thì chỉ có chết mới sếp. Còn nếu mà bạn có làm ngon lành cành đào thì sếp cũng hưởng 80%, bạn chỉ được 20% là cùng. Chưa kể là bị ghét vì cái thái độ. Đừng dại mà nghĩ là sếp ngu.  Nhé!
5.1 Chịu khó khen sếp vào 
Đây là phần mở rộng của điều 5.
Hãy luôn bắt đầu thế này: hôm nay sếp có cái cà vạt duyên thế, ôi ý tưởng này của sếp hơi bị được, chà sếp đánh máy nhanh hơn cả thư kí văn phòng… Đại khái thế. Đừng tưởng làm sếp rồi thì không thích khen. Vì bạn biết đấy, sếp của sếp hoặc khách hàng tích cực chê sếp lắm; nếu bạn mà còn chê nữa thì hỏng hết bánh kẹo. Cho nên, cái điều 5 là đại kị thì cái việc chê sếp chí ít phải coi là … trung kị. Nhưng đừng lố quá, kẻo không ngửi được!
6. Có thể sếp không đúng nhưng sếp không bao giờ sai.
Câu này bạn phải tự hiểu :)
7. Phải nhớ sinh nhật sếp, vợ sếp và con gái rượu của sếp
Bạn có thể đọc được câu thần chú “phải nhớ sinh nhật của lính” trong các sách dạy làm sếp. Nhưng kì thực là nó cũng được dùng nếu có một sách dạy làm lính. Đừng có tưởng là mình bạn có nhu cầu được quan tâm, sếp cũng chỉ là người trần mắt thịt thôi.
8. Hãy nhớ rằng sếp rất cô đơn
Tôi không nói là bạn phải thành bà cô của sếp, nhưng cần nhớ là làm sếp cô đơn hơn làm lính gấp nhiều lần. Sự cô đơn tỉ lệ thuận với số nhân viên mà sếp phải quản. Vậy nên hãy làm bạn với sếp, vì tương lai của chính mình và đồng nghiệp. Chỗ này hơi khó hiểu, nhưng bạn hãy chịu khó mà hiểu. Ha!
9. Thỉnh thoảng phải dạy lại sếp
Nghiêm túc đấy! Kể cả có khi sếp rất giỏi môn thống kê nhưng lại rất lóng ngóng không biết làm ra cái biểu đồ cột trong Excel như thế nào. Dạy được cho sếp tí nào sếp sẽ biết ơn cái đấy. Cho hết đi, sếp sẽ mang ơn bạn cả đời. Lại được tiếng là giỏi giang tích cực, chả mất gì của bọ. Đảm bảo là bạn sẽ luôn luôn sung sướng, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đảm bảo đấy!
10. Cũng đôi khi phải lãnh đạo sếp
Đừng tưởng là sếp chỉ có mỗi việc là sáng suốt anh minh. Kì thực đôi khi sếp cũng không được sáng láng cho lắm. Lúc này hãy chỉ cho sếp vài đường cơ bản, nên đi thế nọ, nên làm thế kia. Bình thường khi thấy sếp vướng phải vấn đề, hãy đưa ra giải pháp và xung phong đi trước. Ngon lành (dĩ nhiên là sẽ ngon lành rồi, vì bạn giỏi mà) rồi thì sếp sẽ theo sau. Không phải làm lính tức là lúc nào cũng lẽo đẽo theo sau đâu, đôi khi phải đi trước dẫn đầu. Như thế tức là lít (lead) đấy, tức là “lãnh đạo” đấy. Ông sếp nào cũng bắt đầu từ lính cả, nhưng lính chỉ thành lít nọ lít kia khi biết xông pha như thế thôi. Khổ một tí nhưng sướng cả tiền đồ.
Có thể bạn không có quyền lựa sếp, nhưng có quyền chọn cách làm lính. Trên đây là 10 điều ghi nhớ đủ để thành lính tốt rồi! Chắc luôn.
Ps. Tin hay không thì tùy. 

Kanban cho cá nhân

Bài được copy từ: http://tapchilaptrinh.vn/2013/04/22/kanban-cho-moi-nguoi/

(Tạp chí Lập trình) Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải lo: từ công việc cá nhân, học tập, tới công việc ở nơi công sở, các dự án lớn lao cho tới những việc mua quà sinh nhật cho cô bạn cấp Một.  Tất cả việc nào cũng muốn làm, việc gì cũng có vẻ gấp. Vậy mà mỗi ngày chỉ có 24 giờ.
Nhiều người ức chế vì không thể hoàn thành được công việc được giao, lúc nào cũng phải làm quá nhiều việc, đang làm việc này lại có yêu cầu việc khác. Stress dồn lên stress, càng khiến hiệu suất công việc giảm đi trông thấy. Làm sao đây?
Jim Benson đã học tập các nguyên lí cốt lõi của Tinh gọn (Lean) để sáng tạo phương pháp được gọi là Personal Kanban (Bảng công việc cá nhân), áp dụng cho mọi người với chỉ hai quy tắc đơn giản: giới hạn khối lượng công việc đang làm (Limit Work-In-Progress) về khả năng của cá nhân (capacity), và trực quan hóa đầu việc. Với Personal Kanban, ai cũng có thể giảm đáng kể stress và gia tăng năng suất lao động mà không phải thuê thêm Ô-sin nhắc việc.
Cách làm một Bảng công việc cá nhân rất đơn giản, chỉ bằng vài miếng giấy dán, hay những phần mềm ghi chú có sẵn trên PC, hoặc những công cụ số hóa chuyên nghiệp mạnh mẽ.
Một: Tạo Personal Kanban với giấy dán
Mời bạn xem hai cái Personal Kanban của hai người sau đây:
KanBan_1
Kanban của một Giám đốc Đào tạo
KanBan_2
Personal Kanban của một Lập Trình Viên – Sinh viên
Trông đơn giản nhỉ? Tôi có phải mô tả thêm điều gì để bạn thực hiện ngay không?
Trên một cái bảng (hay chỗ nào dándính giấy được) bạn tạo ra ba cột có tên “Cần làm” (ToDo), “Đang làm” (Doing) và “Xong” (Done).
Khi có việc cần làm (việc tự nghĩ ra, việc được giao…), bạn viết vào tờ giấy dán và đặt vào ToDo trước, phân tích kĩ lưỡng nên làm ngay hay để làm sau. Việc này có bản chất là “lập kế hoạch”, sẽ giúp bạn có được trình tự và cách làm công việc có bài bản hơn. Nhiều người bắt tay vào làm ngay việc được giao mà không suy nghĩ, tính toán. Đó không phải là chiến lược tốt. Nếu bạn có thể xếp độ ưu tiên theo giá trị (cái nào có giá trị thì làm trước), thì ta có thể mất ít công sức hơn mà làm được nhiều giá trị hơn (sử dụng quy tắc Pareto, 80-20).
Khi quyết định làm việc gì, ta sẽ chuyển công việc sang cột Doing. Có thể ghi ngày giờ bắt đầu làm lên giấy.  Giới hạn số lượng thẻ ở cột này (ví dụ 3). Đừng để nhiều, vì nó sẽ khiển bạn phải nhảy từ công việc nọ sang công việc kia (task-switching), là nguồn cơn của thiếu hiệu quả và stress. Con số 3 hay 5 tùy thuộc giới hạn khả năng (capacity) của từng người, chỉ bạn mới biết được. Khi bạn đặt con số 5 và thấy bắt đầu rối tung lên thì chắc là phải giới hạn con số đó xuống thấp hơn. Thực hiện trong một hai tuần rồi đánh giá lại con số đó. Qua một hai tuần ta sẽ có con số hợp lí. Nhưng khi khởi đầu, tôi gợi ý là nên để con số 3.
Khi làm xong việc gì thì đặt nó sang cột Done, có thể ghi ngày giờ kết thúc lên giấy để đánh giá về sau.
Việc đặt một công việc sang cột Done chứ không vứt đi (cuối tuần thì kẹp lại, lưu trữ cho bảng sạch sẽ)  sẽ giúp bạn nhìn thấy được tiến độ công việc, tạo giá trị thúc đẩy bản thân. Đó là một trong những lợi ích của trực quan hóa (visualization).
Về tờ giấy dán, bạn có thể chọn nhiều màu, dùng nó tùy theo chủ ý. Ví dụ: các việc học tập để giấy xanh, các việc giấy tờ để giấy vàng, các việc liên quan đến khách hàng dùng giấy đỏ v.v. Tùy bạn. Nhưng hãy dùng có chủ ý. Việc này sẽ giúp cho bảng trực quan hơn, có sức sống hơn.
Vào mỗi cuối tuần (hay cuối tháng – tùy bạn, tôi thì thích cuối tuần), bạn có thể ngồi lại một chút tự đánh giá lại mình đã làm được bao nhiêu việc, trong đó có bao nhiêu việc ưu tiên, bao nhiêu việc trễ hẹn, bao nhiêu việc đạt kết quả mĩ mãn. Rồi so sánh với tuần trước đó. Qua đó, bạn có thể đánh giá được cách thức làm việc của chính mình. Rồi đưa ra một vài ý tưởng để cải thiện cách làm việc của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn liên tục cải tiến. Ngày một tốt hơn.
Hai: biến desktop thành kanban
Bạn có thể vận dụng quy tắc trên để biến desktop thành kanban như hình dưới:
3
Kanban trên Desktop
Chỉ cần một phần mềm giả lập giấy dán (sticky notes), dọn sạch desktop và làm vài cái cột là xong. Cách làm hoàn toàn tương tự như mô tả ở phần trên.
Ba: Lựa chọn công cụ “chuyên nghiệp”
Nếu bạn hay di chuyển, làm việc nhiều trên máy tính chứ không thích giấy dán thì có thể lựa chọn một công cụ số hóa ưa thích để làm Personal Kanban.  Có rất nhiều công cụ chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Android, iOS đến Windows hay Ubuntu. Công cụ loại này có thể kể đến: Trello, KanbanFlowPomodoro DaisukiLeanKitKanbanery, JIRA, KanbanToolPearlTrees, … Với những công cụ hỗ trợ đa nền tảng, (như Trello chảng hạn) bạn có thể tạo lập một bảng công việc lưu trữ “trên mây”, truy xuất ở mọi nơi, mọi lúc. Như hình dưới đây:
4
Kanban trên mây và di động
Việc tạo lập Personal Kanban trên các dịch vụ này khá dễ dàng. Hãy vào trang web của nhà cung cấp và đăng kí với vài thao tác đơn giản , bạn sẽ có ngay một kanban tiện dụng và đẹp mắt.
5
Kanban trên Trello web
GalaxyTab
Ảnh chụp màn hình Galaxy Tab 7 Plus
Personal Kanban là công cụ hết sức đơn giản nhưng hữu hiệu. Rất nhiều người thấy ngạc nhiên vì độ hiệu của công cụ đơn giản này. Bạn hãy thử và sẽ thấy ngay điều đó sau một tuần. Tuy thế Personal kanban chỉ là công cụ, nó không quyết định được hết chất lượng từng công việc hằng ngày của bạn. Điều đó phụ thuộc vào khả năng xử lí từng việc cụ thể đó. Mặc dù Personal Kanban cũng gián tiếp tác động đến chất lượng công việc do giúp bạn tập trung hơn vào số ít việc đang làm. Nhưng  tác dụng trực tiếp nhất của Personal Kanban là  giúp bạn trực quan hóa mọi thứ lên để dễ bề trù liệu và lập kế hoạch, giới hạn công việc để không bị phân tán và mất tập trung. Nếu biết dùng công cụ một cách hữu hiệu, nó sẽ giúp ích rất nhiều; bằng không, nó chỉ làm phiền bạn thêm thôi. Có người bảo công cụ nối dài cánh tay của con người; nhưng có người lại bảo càng nhiều công cụ con người càng dễ bị lệ thuộc. Cũng có ý đúng cả. Tôi tin là bạn có thể dễ dàng làm chủ personal kanban. Chắc chắn thế.
Dương Trọng Tấn.

Sunday, May 25, 2014

Scrum - Những vấn đề trong các cuộc hợp

Scrum là khung làm việc chứa những cuộc hợp. Nếu chúng ta làm không đúng vô tình làm cho khung làm việc này nặng nề và lãng phí thời gian. Nhân viên của bạn cũng dần mất lòng tin và qui trình làm việc này.

Như các bạn đã biết. Hầu hết các cuộc hợp điều dưới sự dám sát của scrum master. Người chịu trách nhiệm đào tạo scrum cho các thành viên trong team. Nếu có vấn đề ở đây là do scrum master chưa tốt.

Sau đây là những vấn đề mà team tôi thường mắc lỗi khi triển khai.
  1. Cuộc hợp làm mịn product backlog.
  • Bỏ qua: Thường bị coi thường và bỏ qua. Đây là cuộc hợp tốn nhiều thời gian và có nhiều tranh cãi phần lớn rất ngại tham gia cuộc hợp này. Cuộc hợp này giúp làm rõ requirement hơn cho product owner.
  • Phản bác chứ không phải góp ý: Team thường phản bác requirement thay vì góp ý cho requirement nó tốt hơn. Cần phát huy tin thần góp phần giúp đỡ người ra quyết định.
  1. Cuộc hợp sprint planing.
  • Nội dung story card không rõ ràng: đây là một nguyên nhân chính làm cho qui trình scrum thất bại. Tên của story card cần được đặc tên một cách rõ ràng để người dùng đọc và tiêu đề là dễ dàng hiểu mà không phải đọc vào nội dung bên trong của story card. Thêm phần vào đó là các thành viện không đi đến mức cuối cùng để làm rõ và đảm bảo những thành viên điều hiểu chung về nó. Nên cố gắn áp dụng một số kỹ thuật như lá bài (poker) khi tiến hành sprint planing.
  • Estimate time: Các thành viên không dám đặt thách thức cho mình về thời gian hoàn thành công việc. Thông thường bạn sẽ bị ép phải trả lời những câu hỏi về thời gian hoàn thành. Tôi chưa có ý giải pháp nào tốt hơn ngoài việc khuyên các thành viện của mình tự thách thức mình về thời gian.
  • Mọi người không hiểu chung về story card: Thật là khó để biết người nào có hiểu giống mình hong? Kỹ thuật poker có thể cho bạn biết người đó có chùng suy nghỉ với bạn hong. Tuy nhiên nó cũng có giới hạn khá lớn với những người không có cùng kiến thức kỹ thuật.
  1. Cuộc hợp Daily Scrum.
  • Thời gian của daily scrum: Phần lớn các cuộc hợp daily scrum điều chưa được đảm bảo đúng thời gian kết thúc. Phần lớn chúng ta không tôn trọng được 3 câu hỏi:
    • Hôm qua bạn làm gì?
    • Hôm nay bạn sẽ làm gì?
    • Bạn có gặp khó khăn gì hong?
(Scrum master sẽ giải quyết nó sau cuộc hợp daily scrum).
  • Bàn luận theo cảm hứng: Phần lớn chúng ta bị thối quen nói ngay những gì chúng ta đang nghĩ. Chúng ta thường bị đan xen những cuộc bình luận không liên quan đến những thành viên khác trong nhóm. Tốn thời gian không cần thiết.
  • Không chuẩn bị mình nói gì trong scrum: Cần ghi vào những tời note những gì mà chúng ta muốn nói để khi nói chuyện chúng ta dễ dàng nói chuyện một cách nhanh chóng.
  1. Cuộc hợp Sprint Retrospective.

  • Đi trễ: Vì cuộc hợp này phần lớn được tổ chức tại các quán cafe nên phần lớn chúng ta hay không tôn trọng thời gian. Thường đi trễ không tôn trọng các thành viên khác.
  • Nêu quá nhiều vấn đề: Chúng ta chỉ nên nêu những vấn đề lớn mà chúng ta ấn tượng không nên nêu quá nhiều rồi sau đó quên hết không improve thì cũng không có tác dụng gì.
  • Improve không được quản lý: Chúng ta thường nói sẽ improve nhưng chúng ta lại không quản lý nó. Dẫn đến nói mà không làm. Retrospective không phát qui tác dụng

Sunday, May 11, 2014

NHỮNG VẤN ĐỀ KHI ÁP DỤNG SCRUM Ở VIỆT NAM

1 Hãy để water fall trong theo dòng thác.

Khi chuyển từ watter fall sang scrum là một vấn đề lớn vì hầu như những điều chúng ta biết trong watter fall được chúng ta chấp nhận như chuyện hiển nhiên. Scrum thoáng nghe qua có những thứ gần như trái ngược với những gì chúng ta từng biết. Chẳng hạn như:

Water fall
Scrum
Tài liệu thiết kế rõ ràng càng rõ càng tốt
Tài liệu cần thiết đủ để implement
Làm từng khâu (Phân tích, thiết kế, Implement … ) cần theo tuần tự rõ ràng. Mõi giai đoạn được cần có những tài liệu rõ ràng để lưu lại.
Chỉ lấy một chức năng (story card) một nhóm team cần làm. Sau đó cùng nhau chơi tất cả các giai đoạn này (Phân tích, thiết kế...)
Bạn đã thấy ví dụ trên. Nó đã thể hiện sự khác nhau rõ ràng. Những kiến thức về watter fall và quá hoàn hảo thế bây giờ chuyển đổi qua Scrum với quan điểm mới là chuyện hoàn toàn khó làm và khó triển khai.

1.1 Tài liệu phát triển như thế nào.

Để cần biết chúng ta nên viết tài liệu trong scrum được ghi đến mức nào chúng ta nên cần biết chúng ta viết tài liệu để làm gì?
Water Fall
Scrum
Dùng để report cho khách hàng
Dùng để report cho khách hàng
Dùng để đảm bảo các giai đoạn cần khóp để có thể gắn với nhau được
Dùng để note lại gợi nhớ sau này về chức năng.


Như vậy chúng ta đã thấy rằng Tài liệu dùng để trao đổi thông thông tin qua các giai đoạn Design → Implement …
Vì Water Fall, các giai đoạn tách rời nhau nên tài liệu cần rõ ràng để các giai đoạn đảm bảo khóp nhau.
Còn Scrum các giai đoạn cùng làm một lúc, thành viên trong team thường xuyên trao đổi nhau và đi đến hoàn thành task. Vậy tài liệu chỉ cần đủ ghi chú lại để gợi nhớ sau này. Không có giá trị trong giai đoạn làm ra sản phẩm nhiều.

1.2 Quan niệm từng giai đoạn và chờ đợi.

Như bạn biết đấy trong watter fall khâu này xong rồi đến khâu kia. Nếu đến khâu của mình, phát hiện vấn đề phải chuyển về khâu trước để thiết kế lại dẫn đến tốn thời gian và gặp nhiều phiền phức.
Scrum được cái là mọi người ngồi gần nhau có gì hỏi nhau liền. 2 yếu tố quan trọng cùng làm trong scrum là: Cùng làm chung một task và trao đổi nhau liên tục. Nhưng thực tế có bao nhiêu công ty làm được điều này? Vấn đề ở đâu?
Vấn đề là:
  • Trong qui trình làm phần mềm phần lớn được chuyên môn hóa rất nhiều ví dụ: Graphic, Developer... Để một người có thể làm được tất cả là vấn đề lớn và độ chuyên sâu không có. Nên các công ty thường làm theo dạng cuốn chiếu (cho một sprint làm Graphic và một sprint Implement chức năng này – Cách này vô tình đã chuyển chúng ta qua watter fall – Chúng ta đã nghĩ nó nhanh nhưng thưc tế nó không nhanh như chúng ta tưởng).
  • Có vài khâu bị chậm trể so với khâu khác vì task này cần nhiều hơn task kia. Ví dụ tôi đang làm game. Vẽ art và graphic cực kỳ lâu. Hơn so với implement. Vậy nếu làm chung thì developer phải ngồi chơi chờ art ah? Oh không.Chúng ta cần tăng resource art để tương xứng để đảm bảo đi chung luồng với developer.

Không tìm cách cải tiến estimate.

Tất cả các dự án nếu bạn làm đúng kết hoạch bạn đã thành công lớn rồi. Nhưng với Scrum lúc đầu nó không cần bạn phải đúng. Chính vì thế vô tình chúng ta thiết lập cho bản thân chúng ta một cơ hội không cần đảm bảo về thời gian như chúng ta nói.
Đây phần nhiều là vấn đề tâm lý. Tôi ví dụ: Trong water fall thời gian của bạn được PM set rồi hỏi bạn và ép bạn làm đúng hạn. Nhưng trong Scrum là bạn quyết định thời gian và chịu trách nhiệm với Product Owner.
- Khi bạn được hỏi “Em vẽ màn hình này chừng nào em xong?”. Bạn rất là đắng đo vài áp lực trách nhiệm được đổ dồn lên bạn đúng hong?
- Thông thường bạn trả lời “Em chưa biết nữa để em trong đó có gì rồi nói anh sau”. Để estimate Scrum Master nói “Em cứ cho anh thời gian đại đi, không cần phải chính xác 100% đâu”.
- Thế là bạn cho anh trả một estimate mà bạn không hề có trách nhiệm gì với nó cả
Đó là phần lớn những nguyên nhân dẫn đến estimate sai. Làm như thế bạn đã vô tình làm cho bạn nhiều lý do để fail hơn (Ngoại trừ task không rõ ràng hoặc gặp khó khăn về kỹ thuật).

3 Chưa xác định kết quả công việc

Khi bạn nhận một task bạn nên biết được bạn phải trả về cái gì cho người ta. Bạn với PO phải thỏa thuận và làm rõ kết quả đó. (Thông thường bạn phải chủ động cho PO thấy kết quả mà họ muốn vì phần lớn là các PO không được không minh và họ thường nói những thứ mà họ không biết họ muốn nói gì).
Bạn cần tìm đủ mọi cách để lấy requirement rõ ràng để bạn không bại reject sau này.

4 Không đủ kiến thức về Scrum

4.1 Chưa rõ tác dụng của các cuộc hợp

Scrum là một khung làm việc chứa các cuộc hợp. Nếu thành viên trong nhóm của bạn không hiểu rõ về những cuộc hợp này thì nó là vô ích. Những lý do là:
  • Scrum master chưa truyền được tầm quan trọng các cuộc hợp. Nếu có thì tổ chức các cuộc hợp chưa được hiệu quả như lý thuyết → thành viên trong nhóm ngày càng nãn.
  • Tư tưởng của team về Water fall vẫn còn ăn quá sâu.

4.2 Kỹ năng giao tiếp chưa tốt

Communication là một kỹ năng quan trọng trong Scrum. Nhưng phần lớn chúng ta không được tốt về skill này dẫn đến nó không được tốt. (vì thế chúng ta thích water fall hơn).

4.3 Giới hạn về kỹ thuật


Như chúng ta có những giới hạn về kỹ thuật mỗi người chỉ cần biết một lĩnh vực của mình thôi → Chúng ta phải làm cuốn chiếu như đã đề cập ở trên.

Wednesday, April 16, 2014

NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI TỪ VIỆC NGỒI QUÁ LÂU


5 mức độ của qui trình CMMI

Scrum in Game

Copy from http://vietgamedev.net/blog/50/scrum-framework/

1. Mở đầu:

Mình được nghe khá là nhiều người nhắc đến Scrum và khả năng tuyệt vời đối với việc quản lý cho những dự án phức tạp, hoặc là có độ thay đổi cao.
Thoạt nghe cũng rất lôi cuốn, nhưng vấn đề cần lưu ý, có rất nhiều doanh nghiệp cố gắng áp dụng mô hình này, nhưng lại không hoàn toàn kiểm soát hay hiểu được những yếu tố cơ bản để theo đúng định nghĩa của Scrum, nên có rất nhiều người tự hỏi, tại sao tôi không áp dụng được mô hình này vào công ty tôi . Và theo như mình được biết: có rất nhiều doanh nghiệp cố gắng áp dụng mô hình này, nhưng có rất ít đơn vị ; thành công, mà phần lớn theo mình là không tuân theo những quy định của Scrum.
Qua bài viết này, mình hi vọng sẽ chuyển đến các bạn một số hiểu biết của mình về Scrum và thảo luận thêm để mở rộng ý tưởng.

Mô hình Scrum tổng quát (theo tuyendungit.wordpress.com)

Làm chủ Agile



Wednesday, April 9, 2014

Hợp Daily Stand Up thế nào là đúng và phát huy hiệu quả?

Triển khai stand-up meeting (Cuộc họp Đứng hay còn được biết đến với tên gọi là Họp Scrum Hằng ngày) cần sự đơn giản, vậy tại sao khá nhiều nhóm thực hiện sai hoạt động này?
Tôi tin rằng Họp Scrum Hằng ngày là một phương pháp tốt – và cần được thực hiện bởi tất cả các nhóm phát triển – bất kể họ có hay không sử dụng Scrum hay bất cứ một phương pháp luận Agile nào đó. Và Vì vậy tôi đưa ra suy nghĩa của mình về cách thực hiện stand up meeting để các bạn cùng xem xét:

Scrum hắn là ai?

Cái tay ScrumMaster ấy làm việc gì?

ScrumMaster không quản lí nhân sự, không quản lí tiến độ, cũng chẳng quản lí công việc được gán cho ai, càng không quản lí tiền bạc, hay yêu cầu. Vậy thế cái tay này làm cái gì?

Trong những lớp học tôi dạy về Scrum, phần nhiều học viên cứ nghĩ là ScrumMaster chẳng có việc gì để làm. Nên trong các ý kiến thảo luận, họ thường để một ai đó – như Product Owner, hay Developer, Tester .. – kiêm nhiệm. Cực chẳng đã mới để một người làm ScrumMaster độc lập, vì sợ tốn rì-suộc (resource). Hi hi.
Kì thực thì có vài ScrumMaster mới nhận cái công việc này sẽ thấy ngập lụt, “ôi sao nhiều việc thế”, “thế này thì làm sao nổi”. Hihi.
Vậy thì hằng ngày cái vị ScrumMaster này làm những gì? Xin liệt kê ra đây vài cái thử xem có nhiều không nhé:

Saturday, March 29, 2014

Những mẹo giúp tăng danh số bán hàng online

Thay các cụm từ “của bạn” thành “của tôi”, dùng nhiều màu cam và không sử dụng quảng cáo quá 90 giây có thể khiến website của bạn ăn nên làm ra.
Nếu đang điều hành một website thương mại điện tử, bạn hoàn toàn có thể tăng doanh số chỉ bằng một vài thao tác nhỏ. Dane Atkinson là nhà sáng lập SumAll, một công ty tại Manhattan (Mỹ) chuyên phân tích dữ liệu cho hơn 150.000 khách hàng, trong đó có Starbucks, Sony, HBO hay Harvard. Dựa trên dữ liệu SumAll thu thập được, Atkinson rút ra 10 mẹo sau đây, giúp bạn có thể tăng tới 60% doanh số.
1. Chú ý màu sắc
online-5784-1395810239.jpg
Những nút bấm màu cam sẽ kích thích người mua hàng. Ảnh: Shutterstock
Màu sắc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích người mua, đặc biệt là màu cam. Lý do cho việc này vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, Atkinson cho rằng, đó một phần là vì các trang mua sắm trực tuyến như Amazon hay eBay có quá nhiều nút màu cam đến mức chúng trở nên quen thuộc với mọi người.
2. Dùng từ “của tôi” thay vì “của bạn”
Atkinson cho biết các cụm từ như “Bắt đầu đợt dùng thử của tôi ngay bây giờ” sẽ được click nhiều hơn là “Bắt đầu đợt dùng thử của bạn ngay bây giờ”. Từ “của tôi” cho mọi người cảm giác đó đã là vật sở hữu của họ. Vì thế, hãy khẳng định điều này ngay từ đầu.
3. Giúp người dùng nhìn ra ngay từ “miễn phí”
Nếu dịch vụ của bạn là miễn phí, hãy bổ sung các dòng thông báo “100% miễn phí” hay “Bắt đầu dùng miễn phí” ở chỗ dễ nhìn nhất. Khi SumAll thêm dòng chữ “100% miễn phí” lên ngay đầu website, doanh số của họ đã tăng 18%.
4. Tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng
Khi yêu cầu khách hàng điền email, hãy đảm bảo bạn khiến họ tin tưởng việc này chỉ mình bạn biết. “Chúng tôi không bao giờ bán thông tin của khách. Chúng tôi cũng ghét thư rác lắm chứ”, Atkinson cho biết.
5. Sử dụng các cụm từ tích cực
Đừng bao giờ đặt tên thao tác đó là “Nộp đơn”. Nó chẳng có tính mô tả hay khuyến khích nào cả. Thay vào đó, hãy gọi kiểu như “Truy cập ngay bây giờ”.
6. Chú ý giao diện website
Trên trang chủ, bạn hãy đặt ảnh và video bên trái, còn những khẩu hiệu khuyến khích hành động ở bên phải. “Người phương Tây có thói quen đọc từ trái sang phải. Vì thế, mẹo này tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn”. Tại SumAll, việc này đã làm tăng lượng khách hàng lên 5%.
7. Cá nhân hóa những sản phẩm gợi ý
Sử dụng các biểu tượng gợi ý như “sản phẩm mới”, “lựa chọn của cửa hàng” hay “dành riêng cho bạn” để khuyến khích khách hàng móc hầu bao.
8. Hãy thận trọng trong việc sử dụng video
“Sử dụng video là con dao hai lưỡi”, Atkinson cho biết. Một số video càng sửa đổi nhiều lại càng ít hút khách, nhất là những cái quá dài. Sau 90 giây, khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu chán nản và bỏ đi nơi khác.
9. Liên tục kiểm tra hiệu quả của các biện pháp
Kể cả những thứ cơ bản như slogan (khẩu hiệu) của công ty cũng nên được đánh giá lại thường xuyên. Khi SumAll thay đổi slogan của hãng từ “Công cụ theo dõi tốt nhất thế giới” sang cái thân thiện hơn là “Mang cả truyền thông xã hội đến cho bạn”, doanh số bán hàng của họ đã tăng thêm 60%.

Tại sao bạn thành công, tôi lại thất bại


Dịch vụ giao hàng nở rộ

Theo Báo Người Lao Động
Dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền hiện đang nở nồi nhanh chóng cùng xu hướng bán lẻ qua mạng và bộ phận người tiêu dùng ngồi nhà ngày càng đông.
Dù hầu hết các điểm bán đều miễn phí giao hàng tận nhà cho khách nhưng họ vẫn phải trả phí cho các công ty giao nhận nên dịch vụ “miễn phí” này đang là miếng bánh hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.

Dự báo số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền sẽ tăng lên trong thời gian tới Ảnh: HỒNG THÚY
Trăm mối về giao nhận
Đang tạm nghỉ việc ở nhà, chị Trần Hồng Yến (ngụ quận 9, TP HCM) thử tài kinh doanh bằng việc bán đặc sản miền Trung qua mạng. Nguồn hàng được lấy từ người nhà trồng ở quê giá rẻ, chất lượng nên được bạn bè, đồng hương ở TP HCM mua ủng hộ. Bán online không tốn chi phí mặt bằng nhưng chị lại mệt mỏi vụ giao hàng.
Tự làm không xong vì không có sức chạy rông ngoài đường, thuê xe ôm thì phí quá cao, đến 30.000 đồng/đơn hàng nên “ăn” hết phần lãi; còn tăng giá thì mất ưu thế, khó cạnh tranh. Đang tính nghỉ thì chị Yến tìm được một công ty giao hàng chuyên nghiệp. Dùng gói dịch vụ tiết kiệm, chi phí chỉ mất 10.000-20.000 đồng/đơn hàng, công ty tới tận nhà lấy hàng, khi giao thu tiền của khách và chuyển khoản về nên chị yên tâm buôn bán.
Còn bà Lê Hoàng Uyên Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Chọn (chon.vn), đại diện online của khoảng 200 nhãn hàng thời trang, cho biết khâu giao hàng đã có đối tác lo vì muốn tập trung vào việc chọn lọc hàng hóa, quản trị website. “Các công ty giao nhận chuyên nghiệp xây dựng được mạng lưới rộng nên chi phí trên đơn hàng thấp hơn”- bà Vy phân tích.
Theo tìm hiểu, các nhà bán lẻ quy mô như siêu thị, với lượng đơn hàng cần giao trong ngày lớn, có nơi tổ chức đội quân giao hàng nhưng cũng có siêu thị (Big C chẳng hạn) giao việc này cho công ty chuyên nghiệp.
Qua khảo sát của một công ty giao nhận, nhu cầu cho dịch vụ này mỗi ngày tại TP HCM không dưới 300.000 lượt, là mảng kinh doanh đầy tiềm năng trong khi các công ty chuyển phát truyền thống chưa coi trọng phân khúc này.
Nở nồi
Để bảo đảm chất lượng dịch vụ, mới đây Công ty CP Đầu tư Thương mại và Chuyển phát nhanh F1 (giaohangnhanh.vn) chuyên lo phần giao hàng cho các nhà bán lẻ lớn như Big C, FPT shop, Foci, chodientu.vn… vừa tạm ngưng nhận khách hàng mới trong tháng 3 tại TP HCM. Hiện công ty đang thông báo tuyển nhân viên giao nhận khắp 63 tỉnh/ thành để đào tạo, xây dựng hạ tầng mở rộng hoạt động trên toàn quốc. Đầu năm 2014, một CEO có tiếng của “làng” điện máy đã về đầu quân cho giaohangnhanh.vn, doanh nghiệp được sáng lập bởi ông Lương Duy Hoài, từng là phó giám đốc cung ứng của Thế giới Di động và cộng sự.
Ông Trần Thiện Trung, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Tâm Điểm, cho biết tháng 5-2013, ông bắt đầu khởi động dự án giaohangso1.vn chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng và thu hộ tiền chỉ với 5 nhân sự, đến nay đã lên con số 60 người. Không tiết lộ về doanh thu nhưng ông Trung xác nhận hiện đang làm theo dạng cuốn chiếu và phát triển nhân sự theo nhu cầu của khách hàng chứ không có kinh phí để đầu tư đón đầu thị trường.
Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử, hiện trên thị trường TP HCM chỉ có một vài công ty giao nhận bảo đảm được độ phủ và thời gian vận chuyển hợp lý nên tiềm năng thị trường còn rất lớn với chi phí giao nhận chiếm đến 6%-10% giá trị đơn hàng. Trong khi đó, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, bộ phận người tiêu dùng “ngồi nhà” sẽ càng tăng cùng với sự gia tăng của bán lẻ trên mạng sẽ thúc đẩy thêm sự phát triển của dịch vụ giao nhận.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có mặt các nhà chuyển phát hàng đầu thế giới như Fedex, DHL, TNT, UPS… chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường và dự báo số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Quản lý chưa theo kịp phát triển
Hoạt động “chuyển phát hàng hóa đến tay người nhận” được xếp vào dịch vụ bưu chính và đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (phải có giấy phép bưu chính hoặc thông báo hoạt động bưu chính…). Theo Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, trên thị trường kinh doanh dịch vụ bưu chính hiện có 285 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có 79 doanh nghiệp được chính thức cấp phép, các doanh nghiệp còn lại chưa đủ điều kiện hoặc không đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn có một bộ phận không nhỏ loại hình kinh doanh kết hợp với các hãng xe vận tải.